Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống tiện lợi và hợp phong thủy

  Showroom thiết bị vệ sinh american standard Hải Linh  làm việc : 8h00 - 18h30 các ngày trong tuần
Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống tiện lợi và hợp phong thủy

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống sao cho hợp lý, tiện ích và đẹp mắt là mong muốn mà bất cứ gia chủ nào cũng mong muốn. Đây không còn đơn thuần là công trình phụ, phục vụ nhu cầu vệ sinh hàng ngày. Dưới đây Showroom Hải Linh sẽ cùng bạn tìm hiểu cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống sao cho thông thoáng, thoải mái, tiện lợi và hợp phong thủy nhất.

1. Tìm hiểu thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống có đặc điểm gì chung?

Với các kiểu nhà có quy mô rộng, nhà vệ sinh thường có diện tích trong khoảng 5 - 7m2. Bên cạnh đó, phòng tắm với phòng vệ sinh được tách riêng biệt đặt ngay cạnh nhau. Trong khi đó, không gian nhà ống tương đối hạn hẹp, gia chủ cần có sự khéo léo để tận dụng được tối đa các khoảng trống.

+ Nhà vệ sinh trong nhà ống nên có diện tích bao nhiêu?

Diện tích nhà vệ sinh trong nhà ống bao nhiêu là phù hợp? Trên thực tế, diện tích nhà vệ sinh sẽ được phân chia dựa vào diện tích của nền nhà cũng như số người trong gia đình. Nhà vệ sinh trong nhà ống thông thường sẽ có diện tích trung bình là 3 - 4m2.

+ Cấu trúc nhà vệ sinh trong nhà ống có đặc điểm ra sao?

Cấu trung chung của nhà vệ sinh trong nhà ống thường gồm 3 khu vực tách biệt đó là bồn cầu, chậu rửa mặt và khu vực tắm đứng. Trong đó, để đảm bảo sự thông thoáng thì nhà vệ sinh sẽ được chia tách thành không gian khô để lắp bồn cầu, chậu rửa và khu vực ướt dành cho việc tắm. Lưu ý trong quá trình bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống mà gia chủ muốn lắp đặt bồn tắm thì cần lắp thêm vách ngăn giữa các khu vực.

2. Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

+ Vị trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Theo các chuyên gia phong thủy và kiến trúc sư thì nhà vệ sinh cần được bố trí ở vị trí thuận tiện đi lại và đảm bảo thoáng khí trong ngôi nhà. Dù đối với bất kỳ ai thì việc nhà vệ sinh trong tình trạng ẩm thấp hay tối đều sẽ cảm thấy không hề dễ chịu. Nhà vệ sinh tốt nhất nên có cửa sổ hoặc thiết kế mái kính để có nguồn ánh sáng và không khí từ tự nhiên.

Đối với những ngôi nhà ống được xây dựng trên các mảnh đất không được vuông thì nhà vệ sinh nên được bố trí ở góc thừa. Điều này cũng giúp cho miếng đất giảm tình trạng xéo vạt và hợp phong thủy hơn.

Nếu gia đình bạn thiết kế ngôi nhà ống gồm nhiều tầng, mỗi tầng một phòng vệ sinh thì nên bố trí nhà vệ sinh tạo thành một trục thẳng đứng nối tất cả các tầng. Nhờ vậy các gia chủ cũng tiếp hành lắp hệ thống điện và đường ống cấp nước cho ngôi nhà dễ dàng hơn.

Một cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống cần lưu ý đó là gia chủ bố trí phòng vệ sinh ở góc cuối cùng của ngôi nhà để có thể che khuất tầm nhìn. Bên cạnh đó, nhà vệ sinh cũng cần tránh đối diện với cửa chính, cửa phòng bếp hay cửa phòng ngủ.


B
ố trí nhà vệ sinh cho nhà ống hợp phong thủy nhất

 

+ Không đặt nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà

Theo phong thủy, trung tâm ngôi nhà giống như trái tim, là nơi hội tụ những luồng khí tốt. Do đó, tuyệt đối không nên bố trí nhà vệ sinh tại trung tâm của ngôi nhà. Nhà vệ sinh vốn là nơi chứa nhiều uế khí, vi khuẩn và nấm mốc. Việc đặt nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà sẽ làm cho uế khí gây ô nhiễm toàn bộ ngôi nhà. Điều này sẽ làm cho vận khí của gia đình bị ảnh hưởng xấu.

+ Tránh cửa nhà vệ sinh đặt đối diện cửa ra vào

Phong thủy cho rằng, năng lượng và cơ hội sẽ vào nhà thông qua cửa chính. Bởi vậy, cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống kiêng kỵ việc đặt cửa nhà vệ sinh đối diện với cửa chính. Việc đặt đối diện nhau sẽ khiến các âm khí xộc thẳng vào bên trong ngôi nhà. Bên cạnh đó, việc này không chỉ đảm bảo trục dẫn truyền khí không bị ảnh hưởng mà còn giúp che khuất tầm nhìn, nâng cao tính thẩm mỹ. Nếu không thể bố trí khác đi thì gia chủ nên tạo vách ngăn hoặc đặt bình phong để che chắn.

+ Không bố trí nhà vệ sinh cạnh bếp ăn

Bếp ăn là khu vực dành riêng cho việc chế biến thực phẩm, cần đảm bảo an toàn vệ sinh. Trong khi đó, nhà vệ sinh là nơi ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn và uế khí. Do đó, việc đặt nhà vệ sinh cạnh bếp ăn sẽ không đảm bảo vệ sinh cũng như theo phong thủy sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, các gia chủ cũng nên lưu ý cửa nhà vệ sinh không được mở thẳng sang bếp nấu. Điều này theo phong thủy có thể khiến cho người phụ nữ trong nhà bị ảnh hưởng, mắc nhiều bệnh tật.

+ Không đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ

Phòng thờ là không gian thanh tịnh, trang nghiêm dành riêng cho việc thờ cúng. Do đó, việc đặt nhà vệ sinh trong nhà ống cần kiêng kỵ đặt ở khu vực cạnh bàn thờ. Nhà vệ sinh trong phong thủy có âm khí và uế khí năng. Bố trí như vậy sẽ khiến gia chủ dễ bị mơ thấy ác mộng, đau lưng, trúng phong,...

+ Tránh đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ hay nằm trên phòng ngủ

Với đặc điểm nhà ống tại các khu đô thị như hiện nay, bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ rất phổ biến để sinh hoạt tiện lợi. Tuy nhiên, phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, thư giãn nên không khí cần trong lành. Bên cạnh đó, cửa nhà vệ sinh không nên hướng thẳng và giường ngủ để sức khỏe và tình cảm vợ chồng không bị ảnh hưởng xấu. Việc đặt nhà vệ sinh bên trên phòng ngủ cũng không tốt bởi theo phong thủy thì điều này sẽ khiến cho những người trong gia đình gặp phải thị phi.

+ Nên bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống dưới gầm cầu thang không?

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống khá phổ biến đó là bố trí nhà vệ sinh ở bên dưới gầm cầu thang. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy và kiến trúc sư thì việc bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang chỉ nên áp dụng khi diện tích thực sự quá bí bách. Còn trong phong thủy thì cách bố trí này không tốt, khiến cho người đàn ông trong nhà bị ảnh hưởng không nhỏ về sức khỏe, sự nghiệp và công danh.

+ Nhà vệ sinh cần thông thoáng, có quạt thông gió và ánh sáng tự nhiên

Nhà vệ sinh rất dễ trở thành nơi ẩn chứa rất nhiều loại vi khuẩn, vi trùng gây hại cho sức khỏe. Do đó, cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống cần lưu ý có thêm ánh sáng tự nhiên để căn phòng luôn luôn ráo, không khí được lưu thông. Bên cạnh đó, gia chủ nên lắp đặt thêm quạt thông gió trong nhà vệ sinh để bầu không khí được thông thoáng, loại bỏ các loại uế khí.

+ Không thiết kế nhà vệ sinh và bồn cầu cùng 1 hướng

Cách bố trí này theo phong thủy sẽ tác động xấu đến gia chủ, gây tổn hại về sức khỏe, phát sinh nhiều bệnh tật. Bên cạnh đó, mặt kinh tế và vấn đề tiền bạc cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng xấu.

+ Tránh cải tạo phòng ngủ từ nhà vệ sinh cũ

Việc sử dụng nhà vệ sinh sau một thời gian sẽ không còn được sạch sẽ và tồn đọng nhiều uế khí. Do đó, nếu cải tạo thành phòng ngủ vốn là nơi dành để nghỉ ngơi thì thực sự không phù hợp. Nếu gia chủ đang có ý định bố trí nhà vệ sinh thành phòng ngủ thì hoàn toàn sai lầm theo phong thủy.

Trên đây, Showroom Hải Linh đã chia sẻ đến các gia chủ cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống tiện lợi và hợp phong thủy. Hãy đến trực tiếp hệ thống Showroom Hải Linh để tự mình tham khảo các mẫu thiết bị vệ sinh và được tư vấn cách chọn mua, lắp đặt và bố trí không gian nhà vệ sinh sao cho hợp lý nhất.

Các sản phâm thiết bị vệ sinh xem tại https://thietbivesinhamericanstandard.vn
Từ khóa: nhà vệ sinh
 

Bài viết xem nhiều

Được chứng nhận

DMCA.com Protection Status

Fanpage facebook Hải Linh