Số lượt xem : 1169 - Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bổ ích !
Phòng tắm được coi là không gian mà các thành viên dành rất nhiều thời gian trong một ngày. Nhưng bạn cứ thử nghĩ xem nếu các thiết bị phòng tắm thường xuyên cáu bẩn và có mùi hôi khó chịu thì sẽ ra sao. Đặc biệt là các sản phẩm sứ vệ sinh như bồn cầu sẽ thường xuất hiện những vết ố vàng trông rất khó chịu. Làm sao để khôi phục lại vẻ trắng sáng ban đầu của bồn cầu?
1. Nguyên nhân khiến cho bồn cầu nhà bạn ố vàng
Vệ sinh bồn cầu sạch sẽ sẽ khiến không gian phòng tắm dễ chịu và không có mùi hôi. Tuy nhiên nhiều chị em thắc mắc vẫn cọ rửa định kỳ mỗi tuần mà bồn cầu vẫn bẩn. Vậy bồn cầu nhà bạn thường xuyên bị ố vàng, két bẩn là do dâu?
♦ Không thường xuyên vệ sinh bồn cầu hoặc vệ sinh sai cách
Nhiều người thường lầm tưởng rằng chỉ cần xả nước là bồn cầu sẽ sạch. Tuy nhiên, cách đó không thể làm sạch bồn cầu triệt để. Chất thải sau khi đi vệ sinh còn sót lại sẽ lằng đọng và tích tụ thành từng lớp mảng bám màu vàng bám chặt vào lớp men bề mặt của bồn cầu. Cho dù sản phẩm nhà bạn có đắt tới đâu thì nếu không được vệ sinh thường xuyên thì lớp cũng vẫn hình thành mảng bám ố vàng.
Không những vậy, nếu tròn quá trình làm sạch sai cách như sử dụng bàn cọ quá sắc nhọn và lạm dụng quá nhiều hóa chất tẩy rửa sẽ phá hủy lớp men của bồn cầu. Khiến cho bồn cầu dễ bám bụi và cáu bẩn nhanh chóng.
♦ Đổ thức ăn thừa, dầu mỡ xuống bồn cầu
Nhiều gia đình thường xuyên đổ cafe, rượu, bia hay thức ăn thừa vào trong bồn cầu vì nghĩ rằng không ảnh hưởng gì cả. Nhưng mà, dầu mỡ là chất bẩn cứng đầu, dễ dàng bám chặt vào bất cứ vật dụng nào. Vì vậy thường xuyên đổ như vậy sẽ khiến vết dầu loang bẩn, bám kít, lâu ngày hình thành vết cặn bám có màu vàng đặc biệt là các chất kích thích như cafe sẽ ngấm vào các mao mạch men gây ố nghiêm trọng cho bồn cầu. Hơn nữa, thức ăn, dầu mỡ khi đổ vào bồn cầu xuống bể phốt sẽ giết chết quá trình phân hủy của các vi sinh vật.
♦ Nguồn nước sử dụng nhiễm phèn hay quá nhiều kim loại nặng
Nguồn nước cũng là tác nhân gây ra hiện tượng bồn cầu bị bám cặn, ố vàng. Nếu quá nhiều phèn thì từ khi xả nước đến 15 phút sau sẽ bắt đầu kết tủa và khiến bồn cầu ngả sang màu vàng gạch hoặc vàng sậm. Đối với nước có chứa hàm lượng kim loại nặng quá cao đặc biệt là Mn khi tiếp xúc với không khí lâu ngày sẽ chuyển hóa thành MnO2 kết tủa hình thành vệt ố màu đen hoặc nâu sậm. Không những thế MnO2 còn gây tắc nghẽn đường ống thoát nước của bồn cầu.
♦ Lớp men bồn cầu không tốt
Nếu bạn thường xuyên vệ sinh cọ rửa hàng ngày mà bồn cầu nhà bạn vẫn ố vàng. Vậy cần xem lại chất lượng bồn cầu của nhà mình. Sản phẩm có chính hãng hay không hay bạn mua nhầm hàng nhái kém chất lượng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu thiết bị vệ sinh với các dòng bồn cầu khác nhau. Mỗi một hãng lại có đội ngũ chuyên viên kỹ thuật ngày đêm nghiên cứu và liên tục cải tiến công nghệ đặc biệt là với men sứ vệ sinh vì nó quyết định đến chất lượng của bồn cầu và chậu rửa mang đặc trưng riêng cho từng hãng. Nếu bạn mua các sản phẩm thiết bị vệ sinh giá rẻ hay thiết bị vệ sinh giả thì dù bạn cọ rửa mỗi ngày thì sau thời gian sử dụng bồn cầu sẽ nhanh chống xuất hiện bám bẩn, ố vàng không thể làm sạch được.
2. Lưu ý trước khi làm sạch bồn cầu
Làm sạch bồn cầu ố vàng không phải dễ, nhưng để đảm bảo bồn cầu sạch sẽ như mới cần phải chuẩn bị kỹ như sau:
♦ Các dụng cụ cần thiết:
Sau khi xác định nguyên nhân. Để tẩy rửa bồn cầu nhanh chóng và tránh đang thao tác thì thiếu dụng cụ cũng như bảo vệ bạn khỏi hóa chất độc hại. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và dung dịch tẩy rửa cần thiết, ví dụ như:
Khẩu trang, bao ta để tránh mùi hôi, chất bẩn. Cũng như dung dịch hóa chất dính vào tay, da trong quá trình tẩy trắng.
Chổi cọ bồn cầu bạn có thể chọn loại cọ tròn hoặc chữ nhật.
Dung dịch vệ sinh bồn chuyên dụng: Để tăng hiệu quả tẩy trắng cũng như tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh có trong bồn cầu.
Thao tác nhẹ nhàng, dứt khoát:
Trong quá trình tẩy rửa, bạn cần kỳ cọ nhẹ nhàng. Tránh sử dụng các loại chổi cọ cứng làm xước lớp tráng men, tạo kẽ hở cho các mảng bám tích tụ và gây khó khăn cho việc tẩy rửa lần sau hơn.
♦ Tần suất vệ sinh bồn cầu:
Các vết ố vàng trên bồn cầu đã sạch sẽ thì không có nghĩa là nó sẽ không xuất hiện tiếp. Bạn nên thực hiện các thao tác tẩy rửa định kỳ theo tuần hoặc theo tháng. Tránh việc mảng bám, vết ố xuất hiện trở lại cũng như duy trì được thẩm mỹ bồn cầu. Giữ cho bồn không bị bốc mùi, đồng thời bảo vệ sức khỏe của mọi người trong gia đình.
Làm sạch bồn cầu bị ố vàng hay tẩy bồn cầu có thể sử dụng các sản phẩm hóa chất hay chất liệu tự nhiên để tẩy bỏ các vết ố, vết bám trên bồn cầu. Tùy thuộc vào tình trạng vết bẩn mà người dùng có thể chọn lựa các cách khác nhau.
♦ Sử dụng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng
Cách làm này nhanh chóng, dễ thực hiện và vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần tới các cửa hàng tạp hóa và mua hóa chất tẩy rửa chuyên dụng cho bồn cầu. Chú ý các loại nước tẩy rửa này được tạo ra từ hóa chất nên việc sử dụng cần được bảo đảm an toàn bằng cách đeo găng tay, khẩu trang. Cụ thể các bước vệ sinh bồn cầu với hóa chất tẩy rửa như sau:
Bồn cầu sẽ tiếp tục bị ố vàng do sự tích tụ các vết bẩn trong quá trình sử dụng, hãy luôn vệ sinh thường xuyên, tần suất 3 lần/1 tuần, vừa đảm bảo sự sạch sẽ, vừa giữ sức khỏe, tránh sự xâm hại của vi khuẩn với gia đình bạn.
♦ Sử dụng nước Coca Cola
Chắc hẳn nhiều chị em không quá xa lạ với tác dụng làm sạch của Coca Cola. Nước có ga này có khả năng đánh bay các vết bẩn ố vàng tại bồn cầu nhờ chứa các bọt khí CO2 và có tính acid nhẹ. Cách tẩy trắng bồn cầu đã bị ố vàng bằng Coca Cola như sau:
Bước 1: Ngắt nguồn nước cấp của bồn cầu
Bước 2: Xả sạch toàn bộ lượng nước trong lòng bồn cầu
Bước 3: Đổ Coca Cola vào đầy bồn cầu sao cho ngập hết toàn bộ các vết ố vàng
Bước 4: Để trong vòng 1 tiếng để tránh ảnh hưởng đến men của bồn cầu
Bước 5: Dùng cọ toilet đánh sạch toàn bộ lòng bồn cầu rồi xả nước.
♦ Sử dụng hỗn hợp baking soda và giấm
Baking soda và giấm khi trộn với nhau sẽ tạo ra một loại dung dịch có khả năng tẩy rửa tốt. Hỗn hợp này không gây ảnh hưởng đến lớp men của bồn cầu. Cách sử dụng 2 loại nguyên liệu này để tẩy trắng bồn cầu như sau:
Bước 1: Trộn bột baking soda và giấm để tạo thành một hỗn hợp hơi sệt.
Bước 2: Dùng bàn chải cọ hỗn hợp này vào các vị trí ố vàng. Nếu như vết bám quá cứng đầu thì bạn có thể lưu lại hỗn hợp này từ 2-3h rồi mới tiến hành quá trình cọ rửa.
Bước 4: Xả sạch lại toàn bộ với nước.
Việc đánh rửa bồn cầu loại bỏ các vết ố vàng giúp cho bồn cầu và nhà vệ sinh trở nên sạch sẽ, thẩm mỹ hơn, giữ cho mùi hôi không xuất hiện. Đồng thời giảm thiểu vi khuẩn trong nhà vệ sinh phát triển và các loại mầm bệnh lây nhiễm. Nếu nhà bạn đang gặp tình trạng bồn cầu như trên thì hãy bắt đầu vệ sinh sạch sẽ bằng những cách mà chúng tôi gợi ý trong bài viết trên nhé.